close

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế, bên cạnh việc phải trả cước biển, các chủ hàng còn phải trả nhiều loại phí khác nhau, trong đó có phí Local Charge. Vậy phí Local Charge là gì và cách tính phí này thường được thực hiện như thế nào? Hãy cùng LASERSHIP  tìm hiểu và giải đáp các câu hỏi này trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Phí Local Charge là gì?

Phí LCC là phí gì chắc hẳn là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm hiện nay. Local Charge (LCC) là những khoản phí xuất hiện tại các cảng địa phương, mà khách hàng phải thanh toán để phục vụ việc bốc xếp hàng hóa lên tàu và các chi phí khác liên quan đến quá trình giao nhận hàng tại các bến cảng, bãi biển, nhà ga, được thu thêm bởi các hãng vận tải hoặc các công ty chuyển phát ngoài chi phí vận chuyển chính.

Phí lcc là gì trong xuất nhập khẩu?

Bạn đang mong muốn kinh doanh các sản phẩm Trung Quốc nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Hiện nay, LASERSHIP Logistics là đơn vị vận chuyển, đặt hàng Trung Quốc chuyên nghiệp trên thị trường với uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam. Tham khảo ngay!

Vai trò của Local Charge trong ngành Logistic

Như vậy ở phần trên chúng ta đã có thể hiểu được rõ khái niệm chi phí LCC là gì, tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn vai trò của Local Charge là gì trong lĩnh vực Logistic. Về cơ bản, đối với ngành vận tải và logistics, Local Charge (LCC) đóng các vai trò cụ thể như sau:

  • Bù đắp các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa tại cảng, bao gồm các hoạt động như xếp dỡ, tập kết container, lưu trữ container, và khai báo hải quan.
  • Giúp điều tiết thị trường vận tải hàng hóa đồng thời khuyến khích các hãng tàu cạnh tranh về giá cước.
  • Đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển hàng hóa quốc tế. Vì vậy, người gửi hàng cần hiểu rõ cách tính phí Local Charge như thế nào để ước tính chính xác tổng chi phí lô hàng.

Các loại phí Local Charge thường gặp

Hiện nay có nhiều loại phí Local Charge khác nhau mà bạn cần biết khi làm trong ngành Logistic, dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những loại phí LCC phổ biến nhất:

Các loại phí lcc phải trả khi xuất nhập khẩu Các loại phí Local Charge hàng nhập

Container Cleaning Fee (CCF)

Các mức phí vệ sinh container thường thay đổi tùy thuộc vào loại container cụ thể. Đây là khoản phí mà người nhập khẩu phải thanh toán sau khi hàng đã được dỡ và container được trả về bãi để hãng tàu thực hiện việc làm sạch container rỗng.

Demurrage / Detention Fee (DEM/DET)

Khi quá trình khai báo hải quan nhập khẩu và lệnh kéo hàng từ cảng về kho của người mua đã hoàn tất, hãng tàu thường cấp cho người mua thời gian 5 ngày DEM – giữ container tại cảng và 3 ngày DET – giữ container tại kho. Nếu sau thời hạn này, người mua không trả lại container rỗng cho công ty vận chuyển, sẽ bị tính thêm phí DEM/DET.

Container Freight Station Fee (CFS)

Khi container được dỡ từ tàu, cần phải đưa container về kho CFS trước khi mở container để dỡ hàng lẻ, vì vậy CFS là một chi phí bổ sung cho các lô hàng LCL.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc hiểu ý nghĩa các thuật ngữ trên, hãy đọc thêm bài viết về các thuật ngữ Logistics dành cho dân kinh doanh của Võ Minh Thiên Logistic.

Các loại phí Local Charge hàng xuất

Terminal Handling Charge (THC)

Người gửi hàng hoặc chủ hàng phải trả phí bốc dỡ cho hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu tại cảng đích để phục vụ quá trình vận chuyển.

Bill of Lading Fee (B/L Fee)

Vận đơn được phát hành bởi hãng tàu cho người xuất khẩu. Nếu có bất kỳ sai sót nào trên vận đơn, người xuất khẩu phải thanh toán phí sửa vận đơn cho hãng tàu để thực hiện các điều chỉnh cần thiết.

Advance Manifest System Fee (AMS Fee)

Phí AMS là khoản phụ phí được thu khi khai báo hải quan trước khi hàng được xếp lên tàu.

╰┈➤ Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết các bước khai Manifest để đảm bảo thông tin về số lượng và giá trị hàng hóa được chính xác.

Các phụ phí khác

Bunker Adjustment Factor (BAF)

Giá nhiên liệu của các hãng tàu phụ thuộc chủ yếu vào biến động giá dầu thế giới. Đây là lý do BAF được áp dụng để bù đắp chi phí khi giá dầu tăng cao. BAF là một phụ phí nhiên liệu áp dụng cho các tuyến vận tải Châu Âu, trong khi ở Châu Á thường được gọi là Emergency Bunker Surcharge (EBS).

Peak Season Surcharge (PSS)

Đây là khoản phí bổ sung thường được áp dụng hàng năm từ tháng 8 đến tháng 10, khi thị trường Châu Âu và Châu Mỹ đi vào mùa cao điểm và trong các dịp lễ lớn như Lễ tạ ơn, Giáng sinh.

Currency Adjustment Factor (CAF)

Phụ phí biến động tỷ giá là một khoản phí bổ sung trong dịch vụ vận chuyển biển, do các công ty vận chuyển tính cho người gửi hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá.

Low Sulfur Surcharge (LSS)

Phụ phí giảm lưu huỳnh thường áp dụng cho vận tải đường biển và đường hàng không, đặc biệt là vận tải đường biển, do lượng chất thải từ tàu có hàm lượng lưu huỳnh cao.

Cách tính phí Local Charge

Một số cách tính phí local charge phổ biến

Hiện nay vẫn còn nhiều bạn chưa biết cách tính phí Local Charge là gì, về cơ bản cách tính toán LCC cho mỗi loại phí được hướng dẫn như sau:

  • Cách tính THC (Terminal Handling Charge): THC = (Đơn giá THC x Số container)
  • Cách tính CFS (Container Freight Station): CFS = (Đơn giá CFS x Số container)
  • Cách tính AMS (Advance Manifest System): AMS = (Đơn giá AMS x Số container)

Cách tính này được áp dụng tương tự cho các phụ phí khác.

Ví dụ minh họa về cách tính LCC là gì trong các trường hợp thực tế:

Giả sử có một lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ, gồm 20 container kích thước 20 feet. Phí THC tại cảng Hải Phòng là 150 USD/container, phí CFS tại cảng Cát Lái là 50 USD/container, và phí AMS là 10 USD/container.

Cách tính phí THC: THC = (Số container x Đơn giá THC) THC = 20 x 150 = 3000 USD

Cách tính phí CFS: CFS = (Số container x Đơn giá CFS) CFS = 20 x 50 = 1000 USD

Cách tính phí AMS: AMS = (Số container x Đơn giá AMS) AMS = 20 x 10 = 200 USD

Vậy tổng phí Local Charge cho lô hàng này là: THC + CFS + AMS = 3000 + 1000 + 200 = 4200 USD

Bạn đang đau đầu về các vấn đề chênh lệch tỷ giá, khó khăn trong việc chuyển tiền qua ngân hàng. Hãy tham khảo ngay dịch vụ thanh toán hộ từ Võ Minh Thiên với cam kết nhanh chóng, an toàn và minh bạch trong các giao dịch.

Các quy định về Local Charge

Là một trong những loại phí phổ biến nhất trong ngành Logistic hiện nay, phí LCC cũng có những quy định riêng, dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn các quy định về phí Local Charge là gì:

Thời gian thanh toán phí LCC thường diễn ra đồng thời với việc thanh toán cước vận tải.

Khi tính toán phí Local Charge, chủ hàng cần phải chú ý các điểm sau:

  • Trước tiên, chủ hàng nên yêu cầu đơn vị vận tải cung cấp thông tin chính xác về mức phí Local Charge.
  • Thứ hai, chủ hàng cần tuân thủ thời gian thu phí và thời gian thanh toán phí Local Charge để tránh trường hợp bị chậm trễ.

Trong bài viết trên, chúng tôi đã giới thiệu chi tiết về phí Local Charge là gì cũng như các loại phí Local Charge mà các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu cần nắm rõ. Ngoài ra, cũng đã đề cập đến các chiến lược và phương pháp tính toán phí LCC phổ biến nhằm giảm thiểu chi phí. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu sâu hơn về Local Charge là phí gì trong quá trình xuất nhập khẩu.

Để việc nhập khẩu hàng hóa trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn, các chủ kinh doanh nên lựa chọn một đơn vị trung gian cung cấp với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành vận chuyển để hợp tác. Điển hình như Võ Minh Thiên Logistics với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hỗ trợ các dịch vụ từ đặt hàng, vận chuyển, thanh toán hộ đến hỗ trợ các thủ tục xuất nhập khẩu từ A-Z với chi phí tiết kiệm nhất. Thêm vào đó, các dịch vụ được cung cấp bởi Lasership Logistics được tích hợp trên cùng 1 hệ thống giúp:

  • Thuận tiện thao tác và quản lý đơn hàng
  • Trạng thái đơn hàng luôn được cập nhật và thông báo đến người mua, tránh tình trạng bỏ sót thông tin.
  • Dịch vụ chat hỗ trợ khách hàng 24/7, nhanh chóng giải đáp thắc mắc của khách hàng.

 

LASERSHIP cam kết đem đến sự hài lòng đến khách hàng có nhu cầu nhập hàng Trung Quốc bằng tất cả sự tận tâm và chuyên nghiệp.

Thông tin liên hệ 

  • Website: https://LASERSHIP.vn

HƯỚNG DẪN

HƯỚNG DẪN LIÊN QUAN

Bảng từ vựng mua hàng Taobao cơ bản dành cho các chủ shop mới

Bộ từ vựng mua hàng Taobao cơ bản, cách trả giá bằng tiếng Trung cho các chủ shop tự order. Hướng dẫn order hàng Taobao đơn giản khi không biết tiếng Trung. Phương thức mua sắm trên Taobao đang trở nên ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người mua hàng thường […]

Xem thêm

1 ri quần áo là bao nhiêu cái? Kiến thức cần biết khi mua hàng sỉ theo ri

Tìm hiểu 1 ri quần áo là bao nhiêu cái? Thực tế, số lượng quần áo trong 1 ri không có quy định cụ thể mà phụ thuộc vào nhà sản xuất và từng mặt hàng. Đối với những người nhập  quần áo, giày dép trên các sàn thương mại điện tử về kinh doanh, […]

Xem thêm

Tổng hợp các kho hàng Trung Quốc vận chuyển về Việt Nam nhanh nhất

Tổng hợp các kho hàng Trung Quốc chuyển hàng hóa về Việt Nam nhanh nhất, giúp bạn đặt được hàng hoá một cách nhanh chóng và an toàn. Với sự gia tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam, việc lựa chọn các kho hàng Trung Quốc có thể vận chuyển […]

Xem thêm

Hàng xách tay là gì? Khác biệt giữa hàng xách tay và hàng chính hãng

Hãy cùng LaserShip giải đáp tất cả những thắc mắc hàng về xách tay là gì, cách phân biệt hàng xách tay và hàng chính hãng trong bài viết này nhé! Với sự hội nhập của thế giới, người tiêu dùng đã không còn xa lạ với thuật ngữ hàng xách tay. Tuy nhiên, rất […]

Xem thêm

Kho Bằng Tường ở đâu? Chi tiết về kho Bằng Tường từ A – Z

Kho Bằng Tường là nơi tập trung kho hàng Trung Quốc lớn nhất trước khi vận chuyển về Việt Nam, hãy cùng Lasership tìm hiểu chi tiết dưới đây. Kho Bằng Tường là nơi tập kết hàng hóa quan trọng tại Trung Quốc lớn nhất trước khi vận chuyển về Việt Nam. Trong bối cảnh thị […]

Xem thêm

Hướng dẫn tạo đơn hàng thông qua công cụ đặt hàng

Kính Chào Quý Khách , hôm nay Lasership sẽ hướng dẫn quý khách cách tải thanh công cụ về máy và các bước lên đơn trên hệ thống chúng tôi. B1: Quý khách đăng nhập vào hệ thống của chúng tôi bằng tài khoản quý khách đã đăng ký , rồi ra trang chủ B2: […]

Xem thêm

GIẢI ĐÁP

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

  • Hàng order là gì?

    Hàng order là các sản phẩm được đặt mua theo yêu cầu cụ thể của khách hàng, thường không có sẵn tại cửa hàng hoặc kho. Khách hàng phải chờ một khoảng thời gian nhất định để hàng được nhập về từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp trước khi nhận được.

  • Làm thế nào để đặt hàng từ các website Trung Quốc

    Để đặt hàng từ các website của Trung Quốc đầu tiên bạn cần đăng ký tài khoản trên website Lasership, rồi tìm kiếm nguồn hàng, lựa chọn sản phẩm và đặt hàng.

  • Không biết tiếng có tìm được hàng không?

    Để đặt hàng từ các website của Trung Quốc đầu tiên bạn cần đăng ký tài khoản trên website Lasership, rồi tìm kiếm nguồn hàng, lựa chọn sản phẩm và đặt hàng.

  • Lựa chọn nhà cung cấp uy tín như nào?

    Để đặt hàng từ các website của Trung Quốc đầu tiên bạn cần đăng ký tài khoản trên website Lasership, rồi tìm kiếm nguồn hàng, lựa chọn sản phẩm và đặt hàng.

  • Thời gian vận chuyển về đến Việt Nam hết bao lâu?

    Để đặt hàng từ các website của Trung Quốc đầu tiên bạn cần đăng ký tài khoản trên website Lasership, rồi tìm kiếm nguồn hàng, lựa chọn sản phẩm và đặt hàng.

  • Các bước giao dịch khi nhập hàng thế nào?

    Để đặt hàng từ các website của Trung Quốc đầu tiên bạn cần đăng ký tài khoản trên website Lasership, rồi tìm kiếm nguồn hàng, lựa chọn sản phẩm và đặt hàng.

  • Các bước giao dịch khi nhập hàng thế nào?

    Để đặt hàng từ các website của Trung Quốc đầu tiên bạn cần đăng ký tài khoản trên website Lasership, rồi tìm kiếm nguồn hàng, lựa chọn sản phẩm và đặt hàng.

bell
4